Báo cáo thường niên 2019: Khung pháp lý phát triển công nghệ tài chính : Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị cho Việt Nam

Báo cáo thường niên năm 2019:

 

KHUNG PHÁP LÝ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

 

     Đổi mới công nghệ trong dịch vụ tài chính hay còn gọi là công nghệ tài chính (Fintech) đã phát triển nhanh chóng trong thập kỷ vừa qua. Các dịch vụ tài chính công nghệ mới bao gồm: thanh toán di động (điện tử), huy động vốn công đồng, cho vay ngang hàng (P2P), tiền mật mã và chuỗi khối, tư vấn robot, công nghệ tuân thủ (Regulatory Techonology), công nghệ bảo hiểm (Insurance Technology). Công nghệ tài chính với các ưu điểm như thanh toán theo thời gian thực, giao diện ứng dụng mở và chuỗi khối… là những giải pháp để xây dựng một hệ thống tài chính hiệu quả và lành mạnh. Tại các quốc gia đang phát triển, công nghệ tài chính mang lại cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính cơ bản như thanh toán, chuyển tiền, vay vốn cho hàng triệu người dân, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa. Nếu được quản lý và điều tiết phù hợp, công nghệ tài chính có thể mở rộng, làm thay đổi cấu trúc của thị trường theo hướng gia tăng tính cạnh tranh của thị trường cũng như tăng sự ổn định của hệ thống tài chính.

...

Sách Xây dựng khung pháp lý cho phát triển công nghệ tài chính: kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam là một phần của đề tài nghiên cứu do PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, TS Trần Hùng Sơn, TS Lê Đức Quang Tú, ThS Nguyễn Thị Diễm Hiền, ThS Nguyễn Vĩnh Khương, TS Nguyễn Thanh Liêm, ThS Huỳnh Thị Ngọc Lý, ThS Hoàng Trung Nghĩa, ThS Tô Thị Thanh Trúc, ThS Nguyễn Thị Hồng Vân của Trường Đại học Kinh tế - Luật, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Tài chính và Viện Nghiên cứu phát triển Công nghệ ngân hàng ĐHQG-HCM thực hiện. Sách đã được chỉnh sửa theo góp ý của các chuyên gia độc lập và các thành viên hội đồng nghiệm thu. Tuy nhiên, do chủ đề nghiên cứu còn rất mới nên nội dung sẽ khó tránh khỏi các thiếu sót. Nhóm biên soạn rất mong nhận được các ý kiến phản biện, góp ý của độc giả để có điều kiện thuận lợi cho việc chỉnh sửa, bổ sung ở các lần xuất bản sau cũng như thực hiện các nghiên cứu kế tiếp cho hướng chuyên môn này.

 

 



HỢP TÁC